Các bà mẹ ngày nay với công việc bận rộn nên không thể bên con cả ngày tới khi cai sữa. Chính vì vậy, việc vắt sữa để tủ lạnh hiện đang được áp dụng rộng rãi để tận dụng nguồn sữa mẹ quý báu cho con. Tuy nhiên, cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh như thế nào thì không phải ai cũng nắm rõ. Nếu bạn còn đang băn khoăn, hãy tham khảo bài viết này của Bep365.vn nhé.
1. Có nên vắt sữa mẹ để tủ lạnh.
Tại sao cần vắt sữa mẹ và có nên vắt sữa mẹ để tủ lạnh hay không? Với những bé bú tốt và mẹ có điều kiện cho con bú trực tiếp thì không cần thiết phải vắt sữa. Tuy nhiên, việc làm này lại là cần thiết khi mẹ đã hết thời gian nghỉ thai sản, quay lại với công việc và cần trữ sữa cho con. Hoặc với những bé lười bú, với mẹ ít sữa thì việc vắt sữa nhằm kích thích tuyến sữa sản sinh nhiều sữa hơn và đảm bảo nguồn sữa cho con.
Sữa mẹ nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, vì vậy hãy tìm mọi cách để giữ lấy nguồn dinh dưỡng quý báu này cho con trong những năm đầu đời các mẹ nhé!
2. Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh.
Cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ trong tủ lạnh như thế nào? Bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau đây để áp dụng nhé.
2.1. Chuẩn bị dụng cụ trước khi trữ sữa.
Trước tiên, bạn hãy chuẩn bị dụng cụ để trữ sữa, có thể sử dụng túi trữ sữa chuyên dụng hoặc bình trữ sữa, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn dụng cụ vắt và chứa sữa. Bạn có thể chọn vật dụng nào thuận tiện nhất nhé.
- Đối với túi trữ sữa: Bạn nên mua các túi trữ sữa được thiết kế chuyên dụng cho việc trữ sữa để sữa được bảo quản tốt nhất. Khi hút sữa ra, bớt lại lượng vừa đủ cho bé dùng, sau đó bạn hãy chia đều vào các túi trữ sữa, ghi ngày tháng rõ ràng vào túi trữ sữa để sử dụng đúng thứ tự. Kiểm tra khóa các túi sữa sao cho thật kín, sau đó ước tính lượng dụng trong ngày, bạn để dưới ngăn mát, còn lại cho lên ngăn đông, bảo quản ở môi trường -18 độ C (không để ngăn cánh tủ lạnh vì không đảm bảo nhiệt độ tiêu chuẩn).
- Với bình trữ sữa: Cách thức cũng tương tự như với túi trữ, bạn hãy chọn các loại bình đạt tiêu chuẩn an toàn để trữ sữa cho bé. Lưu ý, không nên đổ quá đầy, nên để lại khoảng trống cho bình. Vệ sinh bình sạch sẽ trước và sau khi sử dụng.
2.2. Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách.
Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh Spelier như thế nào? Sữa mẹ sau khi được hút ra, và đựng trong các dụng cụ chứa sữa, lưu ý nhớ ghi ngày tháng để sử dụng sữa trong thời gian cho phép, tránh nhầm lẫn giữa các ngày với nhau.
Với ngăn mát, bạn chỉ nên bảo quản trong ngày, còn ở ngăn đông nếu thực hiện đúng thao tác bạn có thể lưu trữ trong khoảng 2 tuần ở môi trường nhiệt độ -18 độ C và 2-3 tháng trong điều kiện nhiệt độ -35 độ C. Bạn cũng có thể chuyển túi sữa từ ngăn đông xuống ngăn mát từ tối hôm trước cho ngày sử dụng tiếp theo.
Lưu ý với cả ngăn đông và ngăn mát, đều không nên để sữa ở ngăn cánh, vì tại đó nhiệt độ không đủ lạnh theo tiêu chuẩn, có thể gây ảnh hưởng chất lượng tới sữa. Sử dụng lần lượt, sữa vắt trước sử dụng trước và ngược lại.
2.3. Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu?
Sữa mẹ được vắt ra, theo khuyến cáo có thể bảo quản trong ngăn mát và sử dụng trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, tốt hơn hết bạn hãy sử dụng trong vòng 24 giờ để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sữa.
2.4. Cách bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh.
Bảo quản sữa mẹ trên ngăn đá thì sao? Theo các nghiên cứu khoa học thì sữa mẹ có thể bảo quản trong khoảng 2 tuần với nhiệt độ ngăn đá -18 độ C và 2-3 tháng với tủ đông hoặc tủ có ngăn đông chuyên biệt ở mức nhiệt độ -35 độ C. Tuy nhiên, theo chúng tôi, để đảm bảo chất lượng nhất, nên trữ và sử dụng trong vòng 1 tuần là phù hợp nhất. Sau đó bạn lại tiếp tục trữ tiếp đợt mới cho bé.
2.5. Cách giữ sữa khi mất điện.
Cách bảo quản sữa trong tủ lạnh như thế nào nếu bị mất điện. Trong trường hợp này, các bạn hãy sử dụng thùng cách nhiệt chứa đá để bảo quản sữa, sau khi có điện hãy chuyển sữa trở lại ngăn đá, ngăn đông để tiếp tục bảo quản.
3. Cách hâm nóng sữa mẹ để tủ lạnh.
Với sữa mẹ để ngăn mát, bạn hãy lấy túi sữa ra và ngâm trong bát nước ấm ở nhiệt độ 40 – 50 độ C cho tới khi đủ nhiệt độ thích hợp cho bé bú.
Với sữa trữ trên ngăn đông, hãy bỏ sữa xuống ngăn mát xuống 1 ngày trước khi sử dụng, sau đó tiến hành hâm nóng như đối với sữa tại ngăn mát. Lưu ý không ngâm nước quá nóng dễ làm mất dưỡng chất trong sữa. Đối với sữa trên ngăn đông khi bỏ xuống rã đông nếu bạn thấy có hiện tượng kết tủa như đám mây trắng đục, có nghĩa là sữa không dùng được nữa, hãy bỏ ngay lập tức. Nếu sữa có một lớp váng mỏng trên mặt sữa thì sữa vẫn sử dụng được, đó là lớp váng mỡ có trong sữa mẹ, hãy lắc đều, hâm ấm và cho bé bú nhé.
4. Lưu ý khi để sữa mẹ trong tủ lạnh.
Một vài lưu ý nhỏ khi để sữa mẹ tủ lạnh như sau:
- Tiệt trùng sạch sẽ dụng cụ vắt sữa và chứa sữa.
- Trữ lượng vừa đủ cho bé dùng trong ngày ở ngăn mát và khoảng 1 tuần với ngăn đá.
- Dán nhãn, ghi ngày tháng rõ ràng cho từng túi sữa.
- Không rã đông sữa ở nhiệt độ phòng, hãy chuyển từ ngăn đá xuống ngăn mát trước 1 ngày sau đó hâm nóng bằng lò vi sóng hoặc ngâm nước ấm. Chú ý, hâm nóng ở mức nhiệt độ 40 – 50 độ C để không làm giảm chất lượng của sữa mẹ.
>>> Bep365 xin chúc các mẹ có thể bảo quản sữa an toàn và đúng cách nhất cho các bé. Chúc các bé mau ăn, chóng lớn!