Một trong số những băn khoăn hàng đầu mà chúng tôi nhận được khi tư vấn cho người tiêu dùng về thiết bị rửa bát Bosch chính là làm sao để có thể nhanh chóng nắm được cách xếp đồ vào máy rửa bát Bosch đúng chuẩn vì trông mọi thứ có vẻ rất phức tạp và khó sử dụng?
Thấu hiểu được nỗi lo lắng này, Bếp 365 sẽ tổng hợp một số kinh nghiệm và kiến thức thú vị có liên quan đến mẹo xếp đồ vào máy rửa bát Bosch để bạn cảm thấy an tâm hơn trong quá trình sử dụng sản phẩm công nghệ cao này nhé!
Cái gì nên và không nên cho vào máy rửa bát Bosch?
Trước khi học cách xếp đồ vào máy rửa bát, bạn cần phân loại được chính xác các vật dụng mà mình sắp bỏ vào khoang rửa của máy thật chuẩn chỉnh, xem những đồ vật đó có nằm trong “danh sách đen” của máy rửa bát Bosch hay không. Điều này sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ của máy rửa bát và tránh được những sự cố hỏng hóc không mong muốn trong quá trình sử dụng.
(1) Vật dụng được phép cho vào máy rửa bát Bosch
Những món đồ cho vào máy rửa bát được xem là an toàn: chén bát thủy tinh, vật dụng bằng nhôm, đồ dùng bằng thép không gỉ, đồ đựng bằng nhựa chịu nhiệt hoặc các dụng cụ bằng đá.
(2) Vật dụng hạn chế cho vào máy rửa bát Bosch
Hãng cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên hạn chế bỏ đồ vào máy rửa bát các đồ vật bằng chất liệu như bạc hay nhôm vì có thể gây ra hiện tượng bạc màu, xỉn màu nếu rửa thường xuyên trong một khoảng thời gian dài.
Bên cạnh đó, các đồ vật tráng men cũng nằm trong khuyến cáo “danh sách hạn chế” vì đôi khi máy rửa sẽ “vô tình” gây ra hiện tượng mờ, đục bề mặt những vật dụng này. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn định rửa đồ dùng bằng bạc trong máy rửa bát thì không đặt chung với đồ bằng inox nhé.
(3) Vật dụng không được phép cho vào máy rửa bát Bosch
Những món đồ được làm từ các chất liệu sau đây được dán nhãn là không an toàn cho việc rửa bằng máy vì có thể bị biến dạng méo mó và giảm độ bền sau khi rửa: gỗ, xương, gang, bạc, đồng, thiếc, sợi tổng hợp, thép, thủy tinh pha lê không chịu nhiệt, sừng, ốc xà cừ, băng dính không chịu nhiệt.
Bên cạnh đó, các đồ vật làm từ những chất liệu “cần được nâng niu” như kính trang trí, đồ thủ công, dụng cụ cổ cũng nên được cân nhắc kỹ càng trước khi bỏ vào máy rửa vì sẽ không được đảm bảo về tính nguyên vẹn và độ bền vốn có của mình.
Hướng dẫn chi tiết cách xếp đồ vào máy rửa bát Bosch
(1) Chuẩn bị dụng cụ cần rửa
Sau khi đã biết được các vật dụng nào được phép cho vào máy rửa bát, bạn bắt đầu tiến hành phân nhỏ chúng ra một lần nữa để đặt đúng vào các vị trí theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cụ thể như sau:
- Khu vực giỏ đựng trên: ly, cốc, chén, tô dĩa cỡ nhỏ (đường kính dưới 30cm), đồ dùng có khối lượng vừa và nhẹ.
- Khu vực giỏ đựng dưới: nồi chảo, tô dĩa cỡ lớn (đường kính trên 30cm), đồ dùng quá bẩn hoặc có khối lượng lớn. Lưu ý tổng khối lượng các đồ vật chỉ nên dao động trên dưới 2kg/lần rửa.
- Khu vực ngăn chuyên dụng: đũa, dao, kéo, nĩa, vá, muỗng, phụ kiện bàn ăn. Một số dòng máy rửa bát Bosch có những khay phẳng trên cùng chuyên dùng để phụ kiện có thể tháo rời được vô cùng tiện lợi.
Khi học cách xếp đồ vào máy rửa bát, ở bước “phân mảnh” đồ đạc vật dụng trong khoang rửa, bạn cũng cần lưu ý cách đặt để sắp xếp khoa học sau đây:
- Xếp dụng cụ dao kéo, phụ kiện bàn ăn như đũa, thìa, dĩa, muỗng…
Bạn hãy sắp xếp mọi vật dụng thật cẩn thận để tránh đồ đạc bị lọt xuống bên dưới. Chú ý nên để ly cốc riêng một góc của giỏ và úp xuống để những đồ vật này được ráo nước nhanh chóng hơn sau khi rửa.
Đặc biệt, một số dòng máy rửa bát Bosch có hệ thống ray linh động (RackMatic) cho phép điều chỉnh giỏ ở các vị trí khác nhau vô cùng tiện lợi, đồng thời sản phẩm còn được trang bị giá đỡ thứ 3 đạt chuẩn đủ to để chứa các loại bát to, cốc cà phê, muôi, xẻng lớn… giúp giải phóng không gian giỏ cho những đồ vật khác. Hiện tại, máy rửa bát Bosch mới nhất trên thị trường đang có trang bị giá đỡ thứ ba (MyWay™) với khả năng tải cực kỳ lớn, khó có dòng máy rửa nào sánh được.
- Xếp dụng cụ vào giỏ đáy
Tại đây bạn hãy đặt đồ vật sao cho phần bẩn nhất nằm đối diện với tay phun nước nhằm hỗ trợ máy thực hiện thao tác rửa tốt hơn, để những dụng cụ nặng (nồi, chảo, thớt, khay) ở bên dưới cùng của giỏ và hướng về phía trong sát với tường khoang máy rửa bát để không chặn các tia nước phun rửa trong quá trình vận hành máy.
Hạn chế không đặt các dụng cụ chồng chất lên nhau vì cách sắp xếp như vậy thoạt trông có vẻ gọn gàng nhưng lại tạo thế khó cho máy rửa, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm sạch chất bẩn của máy.
- Sắp xếp đồ đạc vào ngăn chuyên dụng:
Bạn nên để tách riêng thìa và nĩa cũng như cắm ngược thìa và nĩa để tăng hiệu quả làm sạch trong quá trình rửa, đặt lưỡi dao úp xuống để tránh đứt tay.
(2) Sử dụng chất tẩy rửa phù hợp cho máy rửa bát Bosch
Sau khi học cách xếp đồ vào máy rửa bát Bosch, bạn cần học thêm cách lựa chọn chất tẩy rửa phù hợp, vì nếu sử dụng các chất tẩy rửa không rõ nguồn gốc hoặc không đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ làm giảm tuổi thọ thiết bị, gây tình trạng tắc nghẽn và mất đi hiệu quả làm sạch tối ưu.
Theo khuyến cáo, bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa dạng lỏng vì những chất này dễ để lại cặn dư trên đồ vật sau khi rửa, không sử dụng nước rửa tay cho việc rửa bát cũng như nếu quan sát thấy đồ vật bị chấm cặn, loang lổ sau khi rửa, hãy giảm lượng dung dịch tẩy rửa lại ở các lần sau vì có thể chất tẩy đang có dư lượng quá nhiều, ảnh hưởng không tốt đến bề mặt và tuổi thọ của đồ đạc về lâu dài.
Một số chất tẩy rửa dùng cho máy rửa bát được nhà sản xuất Bosch khuyên dùng: viên rửa bát Somat, viên rửa bát Finish, muối rửa bát Finish, nước bóng finish…
(3) Lựa chọn chương trình rửa thích hợp cho máy rửa bát Bosch
Sau khi biết cách xếp đồ vào máy rửa bát Bosch và thêm chất tẩy rửa phù hợp, việc lựa chọn chương trình rửa tương ứng với tình trạng đồ vật đang có trong khoang rửa cũng là một bước cực kỳ quan trọng để giúp cho chiếc máy rửa bát Bosch nhà bạn vận hành một cách trơn tru, tiết kiệm tài nguyên (điện, nước, thời gian, chất tẩy) một cách hiệu quả hơn. Bếp 365 sẽ liệt kê một số chương trình rửa phổ biến nhất ngay sau đây:
- IntensiveZone: Chế độ rửa chuyên sâu này được áp dụng khi máy có nhiều vật dụng quá bẩn, khó rửa trôi được bằng chế độ rửa thông thường.
- HygienePlus: Chế độ rửa diệt khuẩn này áp dụng khi nhà bạn có các thành viên bị dị ứng hoặc có trẻ em.
- SpeedUp60: Chế độ rửa nhanh áp dụng khi bạn không có nhiều thời gian để chờ đợi, giúp giảm đi 2/3 thời gian rửa so với thông thường.
- HaftLoad: Chế độ bán tải này áp dụng khi trong khoang rửa không có quá nhiều dụng cụ (chỉ khoảng một nửa so với quy định tải của hãng).
- GlassCare40°: Chế độ này được trang bị để rửa các đồ thủy tinh trong nhà bạn.
- ExtraDry: Chế độ sấy tăng cường này được hãng trang bị giúp tăng hiệu quả sấy khô đồ đạc sau mỗi lần rửa.
(4) Kết thúc quá trình rửa: Dỡ đồ từ giỏ đáy trước tiên
Thông thường, sau khi chọn chương trình rửa phù hợp cho máy, bạn chỉ cần chờ máy hoạt động hết thời gian quy định thì mở cửa lấy đồ đạc ra ngoài là xong. Một số kinh nghiệm mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn ở bước này chính là:
- Bạn nên đợi khoảng 5 phút sau khi máy báo kết thúc quá trình rửa bát để các vật dụng bên trong được khô hẳn, tiến hành dở vật dụng từ giỏ dưới trước vì nếu bạn kéo giỏ trên ra trước thì nước từ đó sẽ rơi xuống sẽ làm bạn thấy bất tiện vô cùng.
- Tiến hành lấy các dụng cụ ra khỏi máy rửa bát Bosch tuần tự từ trước đến sau, thứ tự lấy này sẽ giúp bạn cảm thấy tiện lợi hơn rất nhiều.
Hy vọng rằng thông qua bài hướng dẫn chi tiết về cách xếp đồ vào máy rửa bát Bosch và những kinh nghiệm hữu ích được chia sẻ từ người dùng của Bếp 365, bạn đã hoàn toàn tự tin khi quyết định sắm cho gia đình mình một chiếc máy rửa bát với nhiều tiện ích và công năng vượt trội.
Tin rằng nếu bạn thực hiện theo đúng những chỉ dẫn và khuyến cáo này của chúng tôi, sản phẩm sẽ luôn bền đẹp, kéo dài được tuổi thọ cũng như rút ngắn được hóa đơn điện nước hằng tháng một cách cực kỳ hiệu quả. Mọi thắc mắc liên quan đến sản phẩm, bạn đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn tốt nhất nhé!