Bảng điều khiển bếp từ là một trong những thành phần quan trọng của bếp giúp người dùng điều chỉnh các mức công suất và chức năng nấu nướng. Qua đó, vừa tiết kiệm thời gian vừa tạo nên lối sống hiện đại, an toàn cho nhiều gia đình Việt Nam.
Tuy nhiên, bảng điều khiển của bếp từ có khá nhiều loại, mỗi loại lại có công dụng, cách dùng riêng. Trong bài viết hôm nay, Bep365 sẽ cùng bạn tìm hiểu về bộ phận này nhé!
1. Phân loại bảng điều khiển của bếp từ
Chỉ cần dạo qua một vòng danh mục sản phẩm của các đại lý phân phối thiết bị bếp, ví dụ như của Bep365 là bạn có thể thấy ngay được rằng bếp từ được chia thành hai loại bảng điều khiển chính: Bảng điều khiển cảm ứng và Bảng điều khiển phím bấm.
Các nhà cung cấp phổ biến trên thị trường
Trên thị trường hiện nay, bạn sẽ thường thấy nhất là các loại bảng mạch điện tử được sản xuất tại Trung Quốc hoặc bảng mạch của Tập đoàn E.G.O (Đức) hoặc bảng mạch độc quyền của các thương hiệu nổi tiếng như Bosch, Fagor,...
Các mẫu bếp từ có giá thành rẻ (dưới 10 triệu) hoặc bếp từ thương hiệu Việt Nam sản xuất tại Trung Quốc hầu hết đều sử dụng bảng mạch điện tử Trung Quốc. Loại này khá dễ thay thế và dễ tìm kiếm tại các chợ điện tử.
Các đơn vị sửa chữa lớn và uy tín thường sẽ thay cả bảng mạch để đảm bảo độ mới, độ bền và chất lượng của tất cả linh kiện được đảm bảo tốt nhất và bằng nhau, còn không thì chỉ thay một vài linh kiện hỏng.
Các dòng bếp từ trung cấp và cao cấp của Bosch, Teka, Malloca, Cata, Chefs,... sẽ sử dụng bảng điều khiển E.G.O (Đức). Tập đoàn này cung cấp rất nhiều bảng mạch cho nhiều loại bếp khác nhau như bếp từ, bếp hồng ngoại, bếp điện từ,... và được coi là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng linh kiện cho bếp tốt hay hay không tốt. Cata và Chefs là hai thương hiệu chủ yếu đang sử dụng bảng mạch E.G.O trong hầu hết tất cả các sản phẩm của hãng.
Ngoài ra, có một số thương hiệu nổi tiếng như Bosch, Fagor,... thì tự sản xuất và lắp ráp bảng mạch cho sản phẩm của mình nên nếu mua sắm một sản phẩm bếp từ của Bosch hay của Fagor thì có thể coi là bạn đang sử dụng sản phẩm “không đụng hàng ai”!
Tuy nhiên, đây cũng là hạn chế của thương hiệu khi bếp từ bị hỏng linh kiện thì phải thay thế các bằng các linh kiện chính hãng để đảm bảo bộ máy vận hành êm ái và hiệu quả.
Bảng điều khiển cảm ứng
Định nghĩa và cấu tạo: Công nghệ điều khiển cảm ứng nay không chỉ thấy trong các sản phẩm điện tử thông minh như điện thoại, máy tính bảng,... mà còn được tích hợp trong các thiết bị bếp cao cấp hiện nay như bếp từ. Các phím chức năng điều khiển không nổi lên trên mặt bếp mà thường chìm vào với mặt kính của bếp và được ký hiệu bằng các hình biểu tượng. Thường thì các thiết bị sử dụng bo mạch EGO sẽ có bảng điều khiển cảm ứng.
Cách sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần nhấn giữ nhẹ lên hình biểu tượng chức năng. Sau đó, màn hình LCD sẽ sáng lên cùng với đèn LED giúp người dùng quan sát các tính năng của bếp dễ dàng, đơn giản. Bảng điều khiển cảm ứng giờ ngày càng phổ biến do chi phí sản xuất ngày càng thấp và hơn nữa, độ bền cao.
Ưu điểm:
- Được sử dụng phổ biến với tất cả các dòng bếp từ
- Thiết kế đẹp mắt, hiện đại
- Dễ dàng vệ sinh, lau chùi sau khi nấu nướng
Nhược điểm:
- Tay ướt khiến việc điều khiển bếp khó khăn hơn
- Giá thành cao
Phân loại:
- Điều khiển cảm ứng chạm (Touch control): Là bảng điều khiển dạng chạm và chọn bằng cách chạm nhiều lần hoặc chạm một lần để thay đổi các thiết lập cài đặt cho bếp.
- Điều khiển cảm ứng trượt (Slide control): Là bảng điều khiển dạng trượt với cách sử dụng vô cùng đơn giản. Người dùng sẽ trượt tay sang trái hoặc sang phải để tăng/giảm nhiệt độ, công suất hoặc thời gian.
Ngoài ra, bảng điều khiển cảm ứng của bếp từ còn được chia thành 2 cách thiết kế chính: bảng điều khiển chung cho các vùng nấu, bảng điều khiển riêng độc lập cho các vùng nấu. Việc này sẽ phụ thuộc vào model, vào hãng sản xuất và đặc điểm về mặt thiết kế của từng sản phẩm.
Ví dụ:
Bảng điều khiển phím bấm
Định nghĩa và cấu tạo: Bảng điều khiển phím bấm gồm hệ thống các phím chức năng bằng nút nhấn điện tử và người dùng sử dụng bằng cách nhấn nút để kích hoạt chức năng. Phía dưới bảng điều khiển, phần nút bấm là các lò xo nên cần nhấn nhẹ hoặc mạnh chút để bếp nhận lệnh. Ngoài ra, các phím được ký hiệu các chức năng như tắt/mở, tăng/giảm nhiệt độ, công suất, hẹn giờ,...
Một số bếp cao cấp có thêm màn hình LCD giúp người dùng dễ dàng quan sát và sử dụng. Tuy nhiên, Bep365 có lưu ý là với các dòng bếp từ đơn giá thành rẻ thì bảng điều khiển rất dễ hỏng.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ
- Dễ dàng sử dụng và quen thuộc với nhiều người nên nếu dùng để sử dụng đơn giản hoặc cho người cao tuổi thì rất phù hợp
Nhược điểm:
- Dễ bị liệt phím, không sử dụng được
Ví dụ:
Một số ký hiệu phổ biến của bảng điều khiển bếp từ
Nút bật/tắt bếp từ
, , Chức năng Booster (nấu nhanh): Bếp sẽ tăng công suất tối đa của vùng nấu được chọn và duy trì trong vòng 5 - 10 phút tùy theo model, giảm thời gian đun sôi nước, nấu ăn nhanh hơn.
, , Chức năng khóa an toàn: Khi sử dụng, toàn bộ bảng điều khiển sẽ bị vô hiệu hóa, không thể sử dụng bất cứ nút chức năng nào, đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ nếu bạn không ở gần bếp.
Chức năng hẹn giờ tắt bếp: Đối với các món ninh, hầm,... cần thời gian nấu lâu thì bạn có thể sử dụng chức năng này hẹn giờ nấu, đồng hồ sẽ đếm ngược đến khi kết thúc thời gian đã hẹn và tắt bếp.
Chức năng Tạm dừng: Chức năng này cho phép tạm dừng các chương trình nấu đang hoạt động trên bếp mà không cần phải tắt nguồn bếp. Trong thời gian đó, bạn có thể ra ngoài một lúc để nghe điện thoại, mở cửa,... mà khi quay lại vẫn sử dụng được như bình thường vì các chương trình vẫn đang được lưu trong hệ thống.
2. Lỗi thường gặp của bảng điều khiển và cách xử lý nhanh chóng
Lỗi | Nguyên nhân | Cách xử lý |
Bảng điều khiển không hoạt động | - Bếp chưa được cung cấp điện- Tay ướt khiến cảm ứng không nhận- Nước, thức ăn thừa tràn trên bảng điều khiển | - Kiểm tra lại xem dây điện đã cắm chặt vào ổ hay chưa- Lau tay khô ráo, sạch sẽ, khởi động lại bếp và sử dụng như bình thường- Vệ sinh mặt bếp bằng nước tẩy rửa chuyên dụng để đảm bảo làm sạch hoàn toàn |
Bếp vào điện nhưng tất cả phím chức năng đều không sử dụng được | Chức năng khóa an toàn đang hoạt động | Ấn và giữ nút khóa khoảng 3 giây để tắt chức năng này đi |
Bảng điều khiển phím bấm bị liệt phím | Các lò xo bên dưới nút bấm bị lệch ra ngoài (thường xảy ra với các dòng bếp từ phím cơ giá rẻ) | Tháo mặt bếp ra và lắp lại |
Bảng điều khiển bị lỗi | Hỏng main mạch | Liên hệ với Trung tâm bảo hành để kỹ thuật viên chuyên nghiệp đến xử lý |
3. Những lưu ý khi sử dụng bảng điều khiển bếp từ
- Không nên rút phích cắm điện của bếp sau khi nấu nướng bởi quạt tản nhiệt vẫn còn đang hoạt động. Nếu muốn rút thì bạn nên chờ khoảng 15 - 20 phút để bếp nguội hoàn toàn.
- Không để các đồ vật sắc, nhọn lên mặt bếp hoặc che các nút ký hiệu trên bảng điều khiển khiến hệ thống cảm ứng nhận diện bị loạn.
- Hạn chế rò rỉ nước vào vị trí bảng điều khiển của bếp.
- Vệ sinh bếp thường xuyên, tốt nhất là sau khi nấu nướng xong. Bạn chỉ cần vệ sinh đơn giản với các vết bẩn hàng ngày bằng miếng giẻ rửa bát và một chút nước tẩy rửa chuyên dụng. Còn đối với các vết bẩn cứng đầu như vết cháy xém thì nên cân nhắc dùng thêm dao cạo chuyên dụng để tăng hiệu quả làm sạch.
Trong bài viết trên, Bep365 đã cùng bạn tìm hiểu về bảng điều khiển bếp từ cụ thể và chi tiết. Nếu cần thêm bất cứ thông tin nào, đừng ngần ngại liên lạc với Bep365 qua Hotline trực tuyến 24/7 của chúng tôi để được nhân viên hỗ trợ nhanh chóng!