Nếu bạn thường xuyên tự xử lý các lỗi bếp từ Bosch đơn giản tại nhà chắc chắn đã từng nghe qua cụm từ “cảm biến nhiệt bếp từ” nhưng chưa thực sự hiểu rõ đó là gì. Đây là bộ phận quan trọng nhất của bếp trong vai trò điều khiển nhiệt độ của toàn bộ hệ thống và hầu như các lỗi quan trọng đều liên quan tới nó.
Trong bài viết này, Bep365 sẽ cùng bạn đi tìm hiểu tất tần tật về cảm biến nhiệt của bếp từ.
1. Cảm biến nhiệt bếp từ là gì?
Cảm biến nhiệt có vai trò giúp bình ổn nhiệt độ cho các thiết bị điện tử, trong đó có bếp từ. Rõ ràng đây là một linh kiện cực kỳ quan trọng.
Hiện nay có rất nhiều loại cảm biến nhiệt độ khác nhau, mỗi loại đều có các tính năng và đặc điểm riêng cũng như là khả năng ứng dụng vào trong thực tế của các loại. Tuy nhiên, nếu dựa vào tính chất vật lý, các chuyên gia chia cảm biến nhiệt độ thành hai loại riêng biệt:
- Cảm biến nhiệt độ tiếp xúc: Thường thì loại này sẽ yêu cầu cần phải tiếp xúc vật lý với đối tượng cần theo dõi và sử dụng đường dẫn truyền để theo dõi các sự thay đổi về nhiệt độ. Trong thực tế thì chúng được dùng để phát hiện các chất rắn, chất lỏng hoặc các chất khí trên một phạm vi đo nhiệt độ rộng.
- Cảm biến nhiệt độ không tiếp xúc: Để theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của đối tượng, loại cảm biến này sẽ dùng bức xạ và đối lưu. Trong thực tế, chúng sẽ được dùng để phát hiện các chất khí và lỏng phát ra cá bức xạ khi nhiệt độ tăng và lạnh lắng xuống đáy của các dòng đối lưu hoặc phát hiện năng lượng bức xạ được truyền từ một vật thể với dạng bức xạ hồng ngoại.
Đối với bếp từ thì cảm biến nhiệt sẽ thuộc vào dạng cảm biến tiếp xúc. Nó có thể đo nhiệt độ và điều khiển nhiệt độ của bếp từ. Nếu trên bếp có vật chắn như khăn lau, thức ăn đổ ra ngoài hoặc nước sôi trào ra mặt bếp hoặc nhiệt độ bếp vượt quá ngưỡng quy định thì hệ thống sẽ phát ra cảnh báo hoặc tự động ngắt bếp để đảm bảo an toàn cho người dùng.
2. Chức năng của cảm biến nhiệt của bếp từ
Như đã nói ở trên, bếp từ sử dụng cảm biến nhiệt độ tiếp xúc. Nghĩa là nó phải tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng để kiểm tra sự tăng/giảm của nhiệt độ.
Các loại nồi sử dụng cho bếp từ thường được làm từ chất liệu có đáy nhiễm từ nên phần điện thường tập trung ở dưới đáy nồi. Trong trường hợp này, cảm biến nhiệt sẽ có nhiệm vụ kiểm soát nhiệt độ của thức ăn đang nấu. Giả sử như khi bạn nấu, nấu dụng cụ nấu quá nóng mà trong nồi không có bất cứ thứ gì hoặc nước đang cạn, thực phẩm đang cháy thì hệ thống sẽ thông báo hoặc tắt bếp, tùy vào model.
Cảm biến nhiệt của bếp từ không chỉ có vai trò đảm bảo an toàn cho người dùng khi nấu nướng mà còn duy trì sự hoạt động ổn định cho bếp. Do đó, khi mua sắm bếp từ bạn nên ưu tiên những dòng có cảm biến nhiệt. Và tất nhiên là giá thành của sản phẩm cũng không phải rẻ.
3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cảm biến nhiệt của bếp từ
3.1. Cấu tạo của cảm biến nhiệt của bếp từ
Bộ phận này thường có thiết kế khá nhỏ gọn và thường nằm ở vị trí trung tâm của cuộn dây đồng (mâm nhiệt). Nó sẽ được bao phủ xung quanh bởi một hợp chất dẫn nhiệt màu trắng. Nếu nhìn bằng mắt thường thì hơi khó để nhìn thấy nếu bạn không để ý kỹ. Khi lắp ráp, cụm đầu dò của cảm biến nhiệt được gắn vào các thiết bị để đo nhiệt độ.
Chất liệu của cảm biến nhiệt khá rẻ, thực ra là phần vỏ của nó, nhôm, đồng, nhựa, thép không gỉ,... đều có thể dùng để tạo nên linh kiện này.
3.2. Nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt trong bếp từ
Nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt dựa vào các nguyên tắc trong vật lý. Cảm biến nhiệt nằm ở trung tâm của mâm nhiệt.
Khi khởi động bếp, dòng điện xoay chiều có tần số cao sẽ chạy qua cuộn dây dẫn và tạo ra một từ trường động. Sau đó, đặt nồi dẫn điện lên trên vùng nấu sẽ tạo ra một dòng điện xoáy lớn, dòng điện này chạy qua phần điện trở của nồi và tạo ra nhiệt rồi sau đó làm nóng bằng cách dẫn nhiệt.
Mặc dù khá đơn giản nhưng việc lựa chọn các linh kiện và bố trí, sắp xếp nó phải được thực hiện một cách kỹ càng để đảm bảo an toàn. Không phải loại bếp từ nào cũng có cảm biến nhiệt, đặc biệt là một số bếp từ Trung Quốc và một số bếp từ đơn nên bạn cần chú ý kiểm tra khi mua hàng.
4. Những lỗi thường gặp khi cảm biến nhiệt bếp từ bị hư
Như bạn đã thấy, cảm biến nhiệt đóng một vai trò cực kỳ quan trọng với bếp từ. Nhưng cũng không phải tất cả bếp đều được trang bị nên nếu không có, bạn phải sẵn sàng cho việc bếp sẽ thiếu đi một vài chức năng. Cảm biến nhiệt khi bị hỏng hoặc bị thiếu thì có thể xảy ra một số tình trạng sau:
- Bếp tự động tắt
- Mặt bếp thường quá nóng, hay còn gọi là quá nhiệt, lỗi này sẽ hiện trên màn hình điều khiển là lỗi E1 bếp từ.
- Bếp dừng hoạt động ở mức nhiệt độ cao, lỗi này là lỗi E2 bếp từ
- Nguồn điện cung cấp quá lớn dẫn đến quá tải hệ thống, lỗi này là lỗi E4 bếp từ
- Sò công suất có nhiệt độ cao khiến bếp từ ngừng hoạt động, lỗi này là lỗi E5 bếp từ
- Cảm biến nhiệt bếp từ bị lỗi, lỗi này là lỗi E6 bếp từ
Có một số lỗi không quá nghiêm trọng như E1, E2, thường thiên về thói quen sử dụng bếp từ sai cách. Để xử lý rất đơn giản, chỉ là lưu ý cách sử dụng sao cho phù hợp nhất để cảm biến không bị hỏng. Còn nếu với lỗi kỹ thuật như E5, E6 thì Bep365 khuyên bạn nên liên hệ với Trung tâm bảo hành để được kỹ thuật viên giỏi chuyên môn và lành nghề hỗ trợ.
Trên đây là tất tần tật các thông tin liên quan đến cảm biến nhiệt bếp từ. Bộ phận này tuy nhỏ nhưng có võ và cũng mất khá nhiều chi phí nếu phải thay thế hoặc sửa chữa nên hãy cẩn trọng khi sử dụng bếp. Nếu trong quá trình sử dụng gặp bất cứ vấn đề nào, đừng ngần ngại liên hệ với Bep365 thông qua Hotline trực tuyến 24/7 để nhận hỗ trợ nhanh chóng!