Làm thế nào để lắp đặt và sử dụng bếp từ an toàn nhất? Đây chắc chắn là câu hỏi mà nhiều khách hàng thắc mắc nhất trong quá trình tìm hiểu về dòng bếp này. Trong bài viết dưới đây, Bep365 sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc này.
1. Lưu ý vị trí sử dụng bếp từ đảm bảo an toàn
- Không lắp đặt ở nơi ẩm ướt hoặc gần đường ống nước, tránh các trường hợp rò rỉ khiến bếp dính nước, gây chập mạch điện.
- Không đặt gần các thiết bị sử dụng công suất cao như tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng,... để tránh khi hoạt động bị cộng hưởng nhiệt khiến nhiệt độ bếp từ tăng vọt làm hệ thống an toàn của bếp tự động ngắt bếp.
- Bếp từ sử dụng nguồn điện là năng lượng hoạt động chính nên vị trí lắp đặt cần phải gần với nơi cung cấp điện, ví dụ như ổ điện, để đảm bảo nguồn cung ổn định và duy trì trong thời gian dài. Tốt nhất là trang bị riêng 1 ổ cắm cho thiết bị.
- Bếp nên được đặt trên bề mặt bằng phẳng và chắc chắn. Tránh đặt trên thảm hoặc các tấm loại bởi sẽ ảnh hưởng đến khả năng tản nhiệt của bếp.
- Đặt bếp ngoài tầm với của trẻ nhỏ để giảm thiểu các nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ.
2. Sử dụng nguồn điện thích hợp, ổn định và an toàn
Các hộ gia đình ở Việt Nam thường sử dụng điện áp khoảng 220V, khá phù hợp với các dòng bếp từ nhập khẩu Đức, nhưng đối với các bếp từ nhập khẩu Nhật Bản thì bạn nên chú ý bởi dòng này có điện áp từ 170 - 260V nên thường phải sử dụng kèm với ổn áp.
Để tránh các vấn đề không phù hợp về điện, trước khi lắp đặt, bạn kiểm tra xem điện áp định mức của bếp là bao nhiêu và của gia đình mình là bao nhiêu. Nguồn điện nếu không tương thích sẽ dễ dẫn đến việc làm hỏng thiết bị, thậm chí là cháy, nổ.
Hầu hết các dòng bếp từ hiện tại đều có công suất từ 1800 - 2000W, khá cao nên Bep365 khuyên bạn nên sử dụng aptomat bếp từ để khi dòng điện không ổn định thì aptomat sẽ nhanh chóng ngắt điện để bảo vệ gia đình và thiết bị.
Lưu ý: Bếp từ đôi nên dùng dây điện có tiết diện 2cm và gắn aptomat khoảng 20 ampe. Bếp từ ba vùng nấu Bosch thì dùng dây điện có tiết diện 3cm và gắn aptomat 30 ampe là phù hợp.
3. Lắp đặt bếp từ an toàn
Chuẩn bị về kích thước của bếp từ
Để việc quy trình lắp đặt bếp từ diễn ra an toàn và việc sử dụng sau này thuận tiện thì bạn cần xem xét đến các thông số lắp đặt của bếp từ như:
- Kích thước của bếp
- Kích thước khoét đá
- Độ sâu của tủ bếp và độ sâu của bếp
Các dòng bếp hiện nay bán chạy nhất thường là bếp từ đôi hoặc bếp từ ba vùng nấu với kích thước phổ thông của bếp từ đôi là 730 x 440 (mm) còn bếp từ ba vùng là 580 x 510 (mm). Tất nhiên là giữa các model hoặc các thương hiệu sẽ có chút chênh lệch nhưng không đáng kể nên bạn vẫn có thể lấy số đo trên để ước lượng.
Nếu gia đình có ý định thay thế mặt bếp hiện tại đang dùng ở nhà thì để giảm bớt thời gian và công sức lắp đặt thì hãy chọn một sản phẩm có cùng kiểu dáng và kích thước. Hãy đo sẵn kích thước ở nhà và tham khảo trên website của Bep365 các dòng sản phẩm bếp từ cao cấp hoặc đến trực tiếp showroom của chúng tôi để thăm quan và trải nghiệm chân thực.
Nếu gia đình mới lắp đặt bếp từ lần đầu hãy đo đạc kích thước tủ bếp nhà mình, bởi bếp từ có chủ yếu hai kiểu dáng: hình vuông và hình chữ nhật. Bếp từ hình chữ nhật thường sẽ phù hợp với tủ bếp có chiều dài lớn. Còn tủ bếp hình vuông sẽ hợp với tủ bếp có chiều rộng lớn hơn. Sau đó, dựa vào đó để lựa chọn bếp từ.
Mẹo: Mặt bếp thường làm từ đá tự nhiên, gỗ, đá nhân tạo,... phải được khoét theo đúng kích thước mặt dưới của các loại bếp. Tránh khoét lớn hơn 1cm theo mỗi chiều của bếp. Nếu khoét quá rộng thì mặt kính dễ bị biến dạng và dễ vỡ khi sử dụng trong thời gian dài.
Lưu ý khi kết nối điện
- Phải có đầy đủ 3 đường dây: dây nóng, dây trung tính, dây tiếp đất.
- Dây điện phải chịu tải tốt và phù hợp với tải của bếp
- Sử dụng riêng ổ cắm điện để tránh hiện tượng nguồn cung không đủ khiến dòng điện chập chờn
- Sau khi đặt bếp vào vị trí khoét đá thì phải bắt đai giữ bếp với mặt bàn để tránh bếp bị xê dịch trong quá trình sử dụng.
Sau khi lắp đặt xong, bạn nên chạy thử xem bếp hoạt động ổn định hay không. Nếu sử dụng dịch vụ lắp đặt bếp từ của Bep365 thì nhân viên sẽ làm hết tất cả mọi công đoạn, đảm bảo quy trình lắp đặt và chạy thử chuẩn theo hãng quy định.
Ngoài ra, bạn có thể tự thử tại nhà bằng cách gạt aptomat lên và bếp từ sẽ thông báo tiếng “bíp” nghĩa là đã sẵn sàng hoạt động. Sau đó, bật nguồn bếp và ấn một vài chương trình nấu. Nếu sau một khoảng thời gian 15 - 20 phút, bếp hoạt động tốt thì là không có vấn đề gì, bạn có thể an tâm sử dụng.
4. Không nên để bếp hoạt động ở công suất tối đa, trong thời gian dài
Chức năng Booster (nấu nhanh) và công suất cao nhất của bếp là hai tính năng hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, bếp từ thường có các mức công suất từ 0 - 9 hoặc từ 0 - 17, tùy vào từng model và mức 9 và mức 17 được coi là mức công suất cao nhất.
Tuy nhiên với chức năng Booster, bạn còn có thể đẩy công suất cao hơn hai mức này để đẩy nhanh thời gian nấu. Nhưng chức năng này thường chỉ hoạt động từ 5 - 10 phút là sẽ trở về mức công suất bình thường.
Nhiều gia đình ít sử dụng chức năng Booster mà dùng mức công suất cao nhất của bếp để đun nấu mà mức công suất này thường không có giới hạn thời gian. Nếu người dùng quên không tắt và cứ giữ mức đó trong thời gian dài sẽ khiến bếp bị quá nhiệt do các linh kiện bên trong quá nóng và hệ thống tản nhiệt hoạt động không kịp. Điều này là không nên bởi tình trạng này xảy ra nhiều lần sẽ khiến linh kiện xuống cấp và nhanh hỏng.
5. Túc trực gần bếp suốt quá trình đun nấu
Không giống như các dòng bếp khác, bếp từ có khả năng truyền nhiệt và làm nóng cực nhanh, có thể nói là nhanh nhất trong số các loại bếp hiện tại. Vậy nên, khi đun nấu, nhất là với những món luộc hay chiên, xào, rán thì nên đứng gần bếp và túc trực liên tục để tránh làm thức ăn bị cháy khét hoặc cạn nước.
Khi nấu các các món như ninh, hầm cần thời gian nấu lâu thì bạn có thể đặt thời gian hẹn giờ tắt bếp và sử dụng mức công suất thấp. Như vậy thì không cần phải đứng cạnh bếp mà chỉ cần thỉnh thoảng vào kiểm tra là được.
6. Không rút dây điện nguồn ngay khi vừa nấu xong
Khi mới nấu xong bếp thường còn rất nóng, đặc biệt là ở vị trí vùng nấu đã sử dụng và các linh kiện bên dưới mặc dù khi sờ vào bạn chỉ thấy âm ấm. Hệ thống quạt gió bên dưới bếp hoạt động liên tục để bếp nguội nhanh hơn. Khi bạn tắt bếp thì chỉ cần ấn nút ON/OFF ở trên bảng điều khiển và không nên rút dây điện nguồn vì quạt gió cũng cần điện để hoạt động.
7. Vệ sinh bếp sau mỗi lần dùng
Sau khi sử dụng, thường sẽ có các vết bẩn dầu mỡ hoặc vết nước bắn ra ngoài trong quá trình nấu nướng. Nếu không vệ sinh kỹ càng, nó sẽ dính lại và về lâu về dài sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động truyền nhiệt của bếp từ.
Để vệ sinh bếp từ bạn chỉ cần lấy môt chút nước tẩy rửa chuyên dụng với miếng giẻ rửa bát lau nhẹ nhàng rồi dùng khăn khô lau sạch lại. Đối với các vết bẩn cứng đầu như vết cháy xém thì nên dùng thêm dao cạo chuyên dụng để đảm bảo hiệu quả.
8. Cẩn thận với các dấu hiệu bất thường
Bếp từ được nhiều người đánh giá cao về sự an toàn khi sử dụng, tuy nhiên vì là thiết bị điện tử nên cũng không tránh khỏi việc có một số lỗi xảy ra trong quá trình sử dụng, có thể kể đến như:
- Bếp tự tắt đột ngột
- Bếp vào điện nhưng không nóng
- Bảng điều khiển bị ‘’liệt” cảm ứng
- Có tiếng kêu bất thường như bíp bíp,...
- Báo lỗi không chính xác với tần suất lặp lại cao
Với các vấn đề trên, bạn hoàn toàn có thể liên hệ với Trung tâm bảo hành của Bep365 để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng. Đừng quên bảo trì, bảo dưỡng bếp thường xuyên để phát hiện ra lỗi trong thời gian sớm và có cách khắc phục tốt nhất, tiết kiệm chi phí!
Không thể không công nhận rằng bếp từ an toàn nhưng trên hết, bạn phải đảm bảo được một số điều kiện nhất định bên trên để bếp phát huy được các ưu điểm của mình.