Booster trên bếp từ là gì? Ngày nay, một số sản phẩm bếp từ cao cấp thường được trang bị thêm tính năng Booster (nấu nhanh) hiện đại đã đem lại nhiều tiện ích cho người dùng trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, không phải tất cả các chức năng đều tốt, mọi thứ đều có hai mặt lợi và hại. Vậy nên, trong bài viết này, hãy cùng Bếp 365 phân tích ưu điểm và nhược điểm của chức năng Booster trên bếp từ nhé!
Chức năng Booster trên bếp từ là gì?
Với các dòng bếp từ thường thấy trên thị trường thì mức công suất cho mỗi vùng nấu chỉ vào khoảng 1000W - 2000W. Tuy nhiên, một số dòng sản phẩm cao cấp như Bosch PID631BB1E có thể lên tới 3300W, Bosch PUJ631BB2E là 2600W cho một vùng nấu. Công suất càng cao thì thời gian nấu nướng càng thấp.
Để tăng thêm tính cạnh tranh và hiệu quả sử dụng cho người dùng nên hầu như tất cả các dòng bếp từ trên thị trường Việt Nam đều có chức năng Booster (nấu nhanh). Đây có thể coi là phím tắt giúp đẩy công suất của 1 vùng nấu lên cao hơn so với mức bình thường.
Ví dụ như Bosch PID631BB1E dùng Booster có thể nâng công suất tối đa lên 4000W, một số dòng có công suất nhỏ hơn thì chỉ có thể nâng tối đa lên 3000W.
Tuy nhiên, Booster chỉ có thể sử dụng trong một thời gian ngắn, tuy từng model mà thời gian này có thể rơi vào từ 5 - 10 phút. Đồng thời các vùng nấu khác không thể đồng thời sử dụng Booster mà trong thời gian đó sẽ tự động san nhiệt để không vượt quá tổng công suất của bếp.
Cách sử dụng chức năng Booster
Nhờ công nghệ hiện đại, những mẫu bếp từ âm tủ thường được tích hợp chức năng này và dễ dàng sử dụng. Trên bảng điều khiển sẽ có ký hiệu Booster bằng chữ “B”, “P” hoặc “booster”. Bạn chỉ việc ấn vào ký hiệu đó để kích hoạt chức năng hoặc ấn lại một lần nữa để kết thúc là được.
Những dòng bếp từ được tích hợp chức năng này thường có mạch biến tần hiện đại, nghĩa là vừa có thể duy trì mức công suất cao trong thời gian ngắn mà vẫn sử dụng được các mức nhiệt nhỏ, dùng cho các món kho, hầm, ninh,...
Sau 5 - 10 phút hoạt động, bếp sẽ tự động giảm xuống mức nhiệt bình thường bởi sử dụng công suất cao trong thời gian dài sẽ gây ra quá nhiệt, từ đó kích hoạt tính năng tự động tắt bếp. Để tránh điều đó nên nhà sản xuất chỉ giới hạn Booster hoạt động trong thời gian cố định để không làm ảnh hưởng đến quá trình trải nghiệm nấu nướng của người dùng.
Ưu điểm của dòng bếp từ có chức năng Booster
Bởi vì công suất bếp từ lớn nên Booster có thể giảm thời gian nấu đến 50% so với bình thường. Một số bếp chỉ giảm khoảng 30% thời gian nhưng cũng hỗ trợ người dùng rất nhiều trong lúc bận rộn. Booster rất hữu ích trong trường hợp bạn muốn đun sôi nước, đun súp hoặc nấu rau củ,...
Theo như các chuyên gia thì giảm thiểu thời gian nấu nướng nghĩa là phần trăm vitamin và dinh dưỡng trong thức ăn càng được giữ lại nhiều. Vì vậy, với những món ăn cần sử dụng nhiệt độ cao và thời gian nấu nhanh như các món hấp, ninh, xào, chức năng Booster không chỉ giúp bạn nấu chín thức ăn ngon hơn mà còn giữ được nguyên giá trị dinh dưỡng vốn có.
Những hạn chế của chức năng Booster trên bếp từ
Những tiện ích khi sử dụng chức năng Booster là không thể chối cãi nhưng song song với đó những hạn chế của chức năng này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến bếp từ nhà mình. Theo Bếp 365, bạn hoàn toàn có thể đun nấu nhanh chóng bằng cách sử dụng mức nhiệt cao nhất trên bảng điều khiển bếp từ mà không phải dùng chức năng Booster.
Kể cả khi bạn quá bận rộn thì việc lạm dụng Booster cũng có thể khiến linh kiện trong bếp bị quá tải, ví dụ như hiện tượng sốc nhiệt, đoản mạch do điện áp tăng đột ngột và thường xuyên khiến bếp kém bền.
Những lưu ý khi sử dụng chức năng Booster trên bếp từ
Đây chắc chắn là một chức năng cực kỳ hữu ích và là sự khác biệt so với các dòng bếp truyền thống cũ nhưng để bếp được bền, hạn chế các sự cố về điện thì bạn nên chú ý đến một vài điều sau:
- Tránh sử dụng Booster trong thời gian quá dài
- Tránh sử dụng Booster quá nhiều lần trong thời gian ngắn. Chỉ nên sử dụng lúc cần thiết để tránh các rủi ro dẫn đến chập cháy điện và đảm bảo độ bền và tuổi thọ cho bếp
- Không nên vừa mới khởi động bếp đã ấn luôn chức năng Booster mà bạn nên sử dụng công suất nhiệt từ nhỏ đến cao, đặc biệt là trong thời gian cao điểm sử dụng điện
- Nếu đang sử dụng Booster cho 1 vùng nấu mà bạn muốn nó chuyển sang vùng nấu khác thì trước tiên phải giảm nhiệt độ của vùng nấu đó xuống mức thấp nhất để tránh xung đột về công suất và bếp không vượt quá mức tổng công suất cho phép.
Chức năng Booster nếu quá lạm dụng sẽ khiến bếp của bạn mau hỏng, tuổi thọ sử dụng có thể lên đến 10 năm nhưng dùng Booster nhiều, tuổi thọ của bếp sẽ giảm xuống khoảng 30% - 50%. Nếu bạn muốn sử dụng lâu dài bất cứ sản phẩm bếp từ nào thì đầu tiên là phải lựa chọn hàng chính hãng với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Đồng thời, kinh nghiệm sử dụng và bảo quản đúng cách cũng giúp bạn sử dụng tối đa tiện ích của sản phẩm, cũng như là kéo dài tuổi thọ cho bếp và tiết kiệm chi phí cho gia đình.
Trên đây, Bếp 365 đã cùng bạn khám phá chức năng Booster trên bếp từ là gì và các ưu, nhược điểm của nó. Nếu bạn còn thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi ngay tại Hotline phục vụ 24/7, luôn sẵn sàng bất cứ lúc nào!