Thay mặt kính bếp từ ở đâu? Một mặt kính bếp từ bình thường có thời hạn sử dụng khoảng từ 10 - 15 năm, tùy vào cách bảo quản và sử dụng của người dùng. Để tránh các trường hợp nứt, vỡ hỏng kính, Bếp 365 sẽ liệt kê một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này nhé!
Nguyên nhân gây xước vỡ mặt kính bếp từ
Hầu như các dòng sản phẩm bếp từ hiện nay trên thị trường đều được làm từ mặt kính Schott Ceran, mặt kính Eurokera, mặt kính Ceramic hoặc kính chịu lực. Các loại kính này đều có khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt, khả năng tản nhiệt sau khi nấu nướng cao nên được các thương hiệu sử dụng rất nhiều.
Hơn nữa, thiết kế mặt kính nhìn rất sang trọng và hiện đại. Theo nhiều khảo sát, bình chọn thì kính Schott Ceran đang đứng đầu thị trường về độ bền và chất lượng, theo sau đó là kính Eurokera và Ceramic.
Bất cứ chất liệu nào, dù là cứng nhất đều có thể bị trầy xước, nứt, vỡ ở một điều kiện nhất định. Nếu gia đình sử dụng và thực hiện bảo quản tốt thì không có lý do gì mà bạn không thể sử dụng bếp lâu dài.
Nhưng một số lý do như dụng cụ nấu rơi xuống mặt bếp có thể làm vỡ kính, nhiệt độ quá cao,... đều có thể gây ra tổn thương cho mặt kính. Dưới đây, Bep365.vn sẽ đưa ra một số nguyên nhân phổ biến nhất.
Đột ngột bị tác động lực
Thường thì những trường hợp này sẽ là do dụng cụ nấu ăn đột ngột rơi xuống mặt kính làm nứt kính. Bất kỳ loại nào cũng có thể gây nguy hiểm cho kính, nhất là với những loại xoong, nồi, chảo có kích thước lớn như chảo gang thì chắc chắn sẽ vỡ kính. Vậy nên, khi cầm bất cứ nồi nấu nào, hãy chắc chắn rằng tay bạn khô để giữ chặt tay cầm của các dụng cụ.
Ngoài ra, nhiều kỹ thuật viên của Bep365.vn khi đến lắp đặt cho khách hàng thường khuyên khách không nên nên lắp đặt các giá đỡ nào gần bếp từ bởi nếu có một vài phút vô tình lọ muối hoặc bất cứ lọ thủy tinh nào rơi từ trên kệ xuống có thể khiến gia đình mất một khoản chi phí để thay thế và sửa chữa mặt kính.
Kéo lê xoong, nồi chảo trên mặt kính
Các gia đình khi đã quen dùng bếp gas thường sẽ mất thời gian để làm quen khi chuyển sang sử dụng bếp từ. Trên bếp gas (hoặc bếp kim loại) thì bạn có thể dễ dàng kéo lê chảo từ vùng nấu này sang vùng nấu khác hoặc lắc chảo để đảo đều thức ăn bên trong nhưng đối với mặt kính bếp từ, việc này sẽ làm trầy xước kính làm mất thẩm mỹ của sản phẩm.
Dùng mặt bếp để sơ chế thực phẩm
Các dòng bếp từ có một ưu điểm cực kỳ lớn là chỉ truyền nhiệt lên vùng tiếp xúc với đáy nồi, cụ thể là vùng nấu nên các phần khác của bếp hoàn toàn mát và không bị ảnh hưởng. Đó là lý do tại sao một số chị em phụ nữ thường tiện tay sơ chế thực phẩm ngay trên mặt bếp để nhanh chóng cho vào nồi.
Các dụng nấu ăn kim loại như dao, kéo có bề mặt sắc nhọn đều có thể là lý do gây ra các vết xước nhỏ.
Kích thước dụng cụ nấu quá to so với vùng nấu
Bếp từ đôi, bếp từ ba vùng nấu hoặc bếp từ 4 vùng nấu đều có các vùng nấu với đa dạng đường kính nên hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng với điều kiện tiên quyết là bạn chỉ được đặt nồi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng với vùng nấu.
Một số trường hợp bạn đặt chảo quá to so với vùng nấu, tất nhiên là bếp chỉ làm nóng phần tiếp xúc trong vùng nấu nhưng chảo sẽ nóng lên toàn bộ và những phần chảo ở bên ngoài sẽ tích tụ nhiệt lượng và gây áp suất lên mặt kính.
Đặt nắp nồi lên vùng nấu vừa sử dụng
Khi nấu nướng xong, nhiều chị em nhấc nồi ra khỏi bếp nhưng lại nhấc vung đặt vào vùng nấu. Điều này khiến không khí nóng do bếp tản nhiệt không thoát ra được nên khi bạn lấy nắp ra sẽ tạo ra sự đối nghịch giữa không khí nóng và lạnh ở bên ngoài và có thể khiến mặt kính bị nứt.
Chảo quá nóng
Bạn không nên làm nóng chảo trước khi đặt lên bếp bởi cơ chế gia nhiệt của bếp từ rất nhanh. Nếu chảo đã nóng trước đó cộng thêm với lượng nhiệt do bếp từ sản sinh để đạt mức công suất theo yêu cầu sẽ khiến nhiệt độ vọt lên quá cao. Trước khi cơ chế hạ nhiệt an toàn của bếp hoạt động thì mặt kính có thể sẽ nứt.
Vệ sinh không đúng cách
Mặc dù bếp từ vẫn mát khi sử dụng nhưng vẫn có chút ấm khi có vùng nấu đang hoạt động. Nếu bị tràn nước ra ngoài, bạn không nên vội vàng dùng nước lạnh lau nước hoặc vết bẩn ngay bởi chênh lệch nhiệt độ sẽ khiến kính bị hỏng. Hãy đợi đến khi sử dụng xong và bếp đã nguội rồi hãy vệ sinh.
>>>> Tham khảo thêm: Tuyệt chiêu vệ sinh bếp từ đúng cách
Lỗi lắp đặt
Khi lắp đặt, các kỹ thuật viên chuyên nghiệp thường biết các khoảng cách tối thiểu và cách khoét đá sao cho chuẩn chỉnh nhất để khi người dùng sử dụng không gặp bất cứ vấn đề nào. Khi hệ thống bếp hoạt động, nó sẽ tạo ra nhiệt và gây ra một lượng giãn nở nhất định.
Nếu bếp không đạt được khoảng cách tối thiểu với mặt khoét đá của tủ thì sẽ bị ép vào 1 không gian hẹp và khiến mặt kính nứt, vỡ.
>>> Tham khảo thêm:
Bếp giá rẻ và có chất lượng kém
Đây có thể coi là nguyên nhân lớn khiến tình trạng bếp xuống cấp nhanh mặc dù bạn sử dụng và bảo quản tốt đến như thế nào. Các loại kính tốt như Schott Ceran, Eurokera, Ceramic,... có thể chịu nhiệt khoảng 700 độ C và khối lượng đồ vật đặt lên khoảng 30kg.
Còn các loại kính giá rẻ khác thì mặt kính khá giòn và không thể chịu được tác động lớn như thế. Mặt kính bếp từ loại nào tốt? Đó là điều mà chúng tôi đã đề cập!
- Liệu có an toàn khi sử dụng mặt kính vỡ?
KHÔNG AN TOÀN. Nếu bếp từ của bạn bị nứt, vỡ mặt kính thì phải dừng toàn bộ các hoạt động nấu nướng trên bếp ngay và ngắt nguồn điện bởi hơi nước, nước tràn ra ngoài trong quá trình nấu,... có thể chảy xuống và làm hỏng các linh kiện điện tử bên trong. Hoặc trường hợp xấu nhất là gây ra giật điện.
Thay mặt kính nên được thực hiện ở các kỹ thuật viên chuyên nghiệp và được đào tạo chuyên môn bài bản. Tuyệt đối không tự ý thay mặt kính tại nhà.
- Thay mặt kính bếp từ có đắt không?
Bất kỳ vết nứt nào trên mặt kính đều phải nhanh chóng sửa chữa và thay thế. Và không phải chỉ sửa mỗi chỗ đó, bạn sẽ phải thay một mặt kính mới. Với các dòng thủy tinh gốm như Schott Ceran thì sẽ đắt tiền hơn bởi độ bền và khả năng chịu lực, chịu nhiệt của nó. Giá mặt kính bếp từ sẽ từ 1 triệu - 5 triệu đồng, tùy thuộc vào từng loại kính.
Để phù hợp với thiết kế bếp, bạn nên thay mặt kính bếp từ bằng chính linh kiện chính hãng từ các địa chỉ phân phối uy tín để đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt nhất.
Địa chỉ thay mặt kính bếp từ ở Hà Nội
- Địa chỉ: 268 Tây Sơn - Q Đống Đa - Hà Nội (Hotline: 0943 365 765)
- Địa chỉ: 398B - Khâm Thiên - Q.Đống Đa - Hà Nội (Hotline: 0933 266 966)
- Địa chỉ: 459 Hoàng Quốc Việt - Q.Cầu Giấy - Hà Nội (Hotline: 0943 848 777)
Địa chỉ thay mặt kính bếp từ ở Đà Nẵng
- Địa chỉ: 652 Nguyễn Hữu Thọ - quận Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng
- Hotline: 0904 859 934
Địa chỉ thay mặt kính bếp từ ở Tp Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: 90 Cộng Hòa - Quận Tân Bình - TP.HCM | Hotline: 0946 480 580
- Địa chỉ: 348 Bạch Đằng - quận Bình Thạnh - TP HCM | Hotline: 0974 32 91 91
- Địa chỉ: 177 Nguyễn Thị Thập - quận 7 - TP HCM | Hotline: 0932 35 65 75
- Địa chỉ: 580 Phan Văn Trị - Quận Gò Vấp - TP HCM | Hotline: 0936 35 63 63
- Địa chỉ: 127 Khánh Hội, Quận 4 - TP. HCM | Hotline: 0986 718 448
- Địa chỉ: 1411 Đường 3/2 - Quận 11 - TP Hồ Chí Minh | Hotline: 0946 674 673
HỆ THỐNG SHOWROOM BẾP 365 TOÀN QUỐC - CAM KẾT CHÍNH HÃNG, GIÁ TỐT
Quy trình thay thế mặt bếp từ
Trong quá trình sử dụng, mặt kính bếp từ là phần rất dễ bị hư hỏng và lỗi nhất vì mặt bếp tiếp xúc với nồi nấu, dầu mỡ, thức ăn và những va đập một cách trực tiếp hàng ngày. Bài viết dưới đây, Bep365.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách thay thế mặt kính bếp từ hữu ích nhất:
1. Quy trình thay thế
- Bước 1:
Khi bạn thay thế mặt bếp thì việc đầu tiên bạn phải làm đó là ngắt tất cả những nguồn điện kết nối đến bếp từ để đảm bảo an toàn khi tháo lắp, thay thế mặt bếp. Sau khi đã đảm bảo tất cả nguồn điện đã được ngắt, bếp còn được cố định ở dưới bàn bằng ốc vít nên bạn sẽ mở cửa tủ bàn để tháo trục cố định đó ra.
Tháo trục cố định của bếp
- Bước 2:
Trước khi đưa bếp lên khỏi mặt bàn, bạn phải dùng dao cạo, lưỡi dao, hoặc dao putty cẩn thận đi xung quanh bếp để tách băng dính.
Sử dụng dao tách lớp băng dính để dễ dàng nhấc bếp lên
Khi bạn tách lớp băng thì hãy cẩn thận không cạo vào mặt tủ bếp, đẩy lên từ phía dưới, bạn từ từ nâng chiếc bếp lên bằng cách sử dụng 2 chiếc gậy để hỗ trợ và đặt bếp lên 2 thanh gỗ.
Sử dụng 2 thanh gỗ để hỗ trợ cho việc nâng bếp lên
- Bước 3:
Tháo các núm điều khiển trên mặt bếp ra và để chúng sang một bên. Sử dụng tua vít để loại bỏ các ốc vít ở các cạnh bên dưới mặt bếp thủy tinh.
Loại bỏ các ốc vít bằng tua vít
Tiếp tục dùng dao cạo hoặc dao putty để cậy lớp băng dính cố định giữa mặt kính và khung gầm nếu nó bị kẹt. Cẩn thận nâng mặt kính lên và đặt nó sang một bên.
Dùng dao để tách mặt kính
- Bước 4:
Lấy mặt bếp mới ra và đặt nó lên để dán băng mới xung quanh, cần bố chí 4 mảnh băng, cắt chúng theo chiều dài của các cạnh bếp và sau đó dán chúng lên. Nếu bạn lỡ kéo dài băng thì bạn phải loại bỏ ngay phần băng thừa.
Dán băng lên mặt bếp mới
Khi đã dán băng xong, bạn hãy nhấn nó xuống để đảm bảo đã được dán chắc chắn với mặt kính bếp. Sau đó cẩn thận nâng lên lắp mặt bếp thủy tinh và đặt nó trở lại trên bếp, tuy nhiên, bạn sẽ lại phải dùng một lớp băng GE nữa để đi xung quanh đầu khung kim loại cách điện một chút nếu bạn thấy nó đã không còn khả năng kết dính và muốn thay thế nó.
Đừng để thừa băng keo trên bếp và hãy cắt chúng thật chính xác từng kích thước của đầu khung.
Dùng băng GE đi xung quanh đầu khung kim loại cách điện
- Bước 5:
Sau đó đặt mặt kính bếp lên và dùng những chiếc ốc vít vừa nãy tháo ra để cố định lại thật chắc chắn. Gắn lại các nút điều khiển bếp. 2 nút chọn cuối cùng và nhỏ nhất có trục hình chữ D để bạn có thế lắp chúng chính xác như ban đầu. Hãy đảm bảo rằng bạn đã cố định tất cả những viên ốc vít để không làm rơi ra bất cứ linh kiện nào trong bếp.
Cố định lại ốc vít và gắn lại các núm điều khiển bếp
- Bước 6:
Đặt bếp nấu trở lại vào trong tủ bếp, bạn có thể nhờ ai đó phụ giúp, nhưng bạn cũng có thể làm việc này một mình. Bạn nâng bếp lên và kéo chiếc gậy hỗ trợ ra, thật cẩn thận để đặt bếp xuống vì mặt kính khá trơn nên rất dễ tuột tay nên bạn phải vô cùng cẩn thận, một sơ suất nhỏ cũng có thể làm xước hoặc nghiêm trọng hơn và làm rơi và vỡ mặt kính. Tương tự, bạn lại đặt bếp bên còn lại xuống như vậy.
Cẩn thận rút chiếc gậy hỗ trợ nâng bếp ra để đặt bếp vào tủ bếp
- Bước 7:
Bạn sẽ cố định bếp lại với phần trục cố định bằng ốc vít bên dưới tủ bếp. Sau đó nối lại các mạnh dây và nguồn điện liên kết với bếp từ và đảm bảo rằng bếp vẫn hoạt động bình thường sau khi thay thế.
Cố định lại trục cố định bằng ốc vít bên dưới tủ bếp
2. Nhận xét về quy trình thay thế mặt kính bếp từ
Nhìn chung, quy trình thay thế mặt kính bếp từ cũng chẳng hề dễ dàng và đơn giản chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến các bo mạch của bếp, với những người không chuyên nghiệp thì rất dễ xảy ra các tình huống trớ trêu như: Xước mặt tủ bếp, xước mặt bếp
Hay nghiêm trọng hơn sẽ khiến cho mặt bếp sẽ bị nứt vỡ gây nguy hiểm vì nếu không cẩn thận trong quá trình rút gậy hỗ trợ rất dễ bị trượt tay, khi bạn ngắt các nguồn điện kết nối với bếp mà vô tình không kết nối lại các dây hay kết nối nhầm cũng rất nguy hiểm.
Chính vì vậy, sự cẩn trọng, kỹ càng trong quá trình thay thế, lắp đặt bếp từ là vô cùng quan trọng với những người chuyên lắp đặt thay thế bếp từ. Bạn hãy cân nhắc việc gọi các kỹ thuật viên để giúp bạn xử lý thật nhanh chóng và chắc chắn hiệu quả những việc như vậy.
Bep365.vn vừa giới thiệu tới các bạn quy trình thay thế mặt kính bếp từ an toàn và hiệu quả nhất, chúc các bạn thay thế thành công mặt kính bếp từ với những quy trình trên nhé!
Tham khảo: Top máy rửa bát tìm kiếm nhiều nhất hiện nay
[Products:5373,6066,9505]
TRẢI NGHIỆM MUA SẮM tại Bếp 365
(Liên hệ nhận GIÁ ƯU ĐÃI dành riêng cho bạn)