Liệu tự sửa bếp từ không nóng tại nhà có khó không? Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là gì? Cùng Bep365 tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân dẫn tới bếp từ không nóng dù vẫn đang hoạt động
Bếp từ là thiết bị bếp thông minh được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao trong việc đem lại an toàn, tiện ích công nghệ và tiết kiệm thời gian đun nấu. Tuy nhiên, hầu như rất ít người biết cách hoạt động của bếp từ vì vậy nên khi bếp xảy ra lỗi bếp từ, dù là lỗi cơ bản nhất và đơn giản nhất họ cũng không biết cách xử lý.
Nếu biết cách vận hành của bếp, bạn có thể dễ dàng chuẩn đoán được nguyên nhân và cách giải quyết mà không cần bằng cấp về điện. Tất nhiên, trong bài viết này, Bep365 chỉ đưa ra những kiến thức cơ bản để bạn nắm rõ trong thời gian ngắn nhất!
Nguyên lý hoạt động của bếp từ
Bếp từ cần một lượng nhiệt cực lớn để nấu chín thức ăn. Nhờ nguyên lý hoạt động của Dòng điện Foucault, khi bếp bật nguồn, dòng điện bắt đầu chạy qua cuộn dây đồng ở bên dưới mặt kính bếp và sản sinh ra các dòng từ trường trong phạm vi vài milimet.
Đáy nồi được làm từ vật liệu nhiễm từ khi nằm trong phạm vi của từ trường sẽ bị tác động vào. Các phân tử nhiễm từ giao động mạnh va chạm với nhau và tạo nên nhiệt. Phần nhiệt lượng này chỉ có ở vùng tiếp xúc giữa mặt kính và đáy nồi (cụ thể là vùng nấu) nên các vùng khác trên mặt kính khá mát mẻ.
Ngoài ra, không giống như các dòng bếp truyền thống khác thì hiệu suất làm nóng của bếp từ cực cao, đạt đến 90 - 95%. Chính nhờ công nghệ tự động nhận diện đáy nồi khiến nhiệt truyền đúng vị trí và chỉ thất thoát ra môi trường bên ngoài khoảng 5 - 10% nên khả năng nấu của bếp nhanh hơn và tiết kiệm điện năng hơn.
>>> Tham khảo: Sửa lỗi bếp từ không nhận nồi
Một số nguyên nhân dẫn đến việc bếp từ không nóng
Ổ cắm điện tích tụ dầu mỡ và ẩm mốc
Thường thì khi vệ sinh bếp từ, người ta thường chú ý đến phần mặt kính bếp, thân bếp, quạt tản nhiệt ở bên dưới mà ít khi chú ý đến ổ cắm nguồn điện của bếp. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, khói, dầu mỡ, bụi bẩn có thể tích tụ ở ổ cắm điện, mà bạn có thể thấy rõ nhất thông qua các vết vàng vàng nâu nâu ở ổ cắm. Theo thời gian, việc này có thể gây ra sự cố, dạng phóng điện.
Dường như bếp từ không nóng với ổ điện có vẻ không liên quan đến nhau nhưng bộ phận làm nóng có thể bị hư hại bằng cách này.
Điện áp không ổn định
Vì cơ chế hoạt động cần nguồn điện ổn định để duy trì nên nếu nguồn điện không đủ mạnh cho bếp hoạt động thì sẽ xảy ra hiện tượng: bếp vẫn bật nguồn lên được, quạt gió vẫn hoạt động, đèn LED vẫn sáng nhưng vùng nấu không nóng. Mỗi bếp từ đều được quy định mức điện áp cần thiết để bếp hoạt động hiệu quả, ví dụ như bếp từ nhập khẩu châu Âu thì là 190 - 220V, bếp từ nhập khẩu Nhật Bản thì vào khoảng 170 - 260V.
Công tắc bộ chọn bị lỗi
Mỗi bộ phận làm nóng đều có một công tắc chuyên dụng - không chỉ dùng để bật/tắt mà còn điều chỉnh điện áp để tạo ra nhiệt. Một khi đạt đến ngưỡng nhiệt độ mong muốn theo sự điều khiển của người dùng thì nó sẽ tự động tắt.
Việc này sẽ tiếp diễn đến hết quá trình nấu nướng. Nếu công tắc bị lỗi thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo nhiệt khiến bếp từ không nóng lên.
Sử dụng không đúng nồi có nhiễm từ tính
Bếp từ nổi tiếng với việc kén nồi và có nhược điểm duy nhất là chỉ hoạt động nếu nhận diện được đáy nồi nhiễm từ. Vậy nên khi nồi nấu của gia đình không phù hợp, bếp sẽ xảy ra hiện tượng như khi điện áp không ổn định.
Linh kiện bên trong của bếp gặp vấn đề
Đây là nguyên nhân cuối cùng khi gặp trường hợp bếp từ không nóng. Thường thì các linh kiện liên quan đến việc làm nóng như sò công suất IGBT, tụ điện lọc nguồn,... sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị xuống cấp nghiêm trọng nếu không được bào trì, bảo dưỡng thường xuyên. Ngoài ra, việc liên tục sử dụng công suất cao trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến các linh kiện trên bị quá nhiệt và hỏng hóc.
2. Cách sửa bếp từ không nóng
Lưu ý: Có một vài nguyên nhân dẫn đến việc bếp từ không nóng, tuy nhiên, trước khi cố gắng sửa lỗi thì việc đầu tiên bạn nên làm là ngắt nguồn điện kết nối với bếp bằng cách rút dây điện ra khỏi ổ cắm. Nếu bạn mới vừa sử dụng bếp thì nên đợi bếp nguội hoàn toàn, khoảng 30 phút trước khi bắt tay vào sửa chữa.
Giải pháp cho ổ cắm điện tích tụ dầu mỡ: Bạn có thể hạn chế nguyên nhân này bằng cách thường xuyên vệ sinh ổ điện. Nhưng nhớ là phải ngắt cầu dao trước khi vệ sinh! Nếu cần thay thế bộ phận làm nóng mới thì bạn cũng nên thay luôn ổ điện mới. Có thể ít người chú ý nhưng hộp chứa bên ngoài của ổ điện có thể đã bẩn và hư hại nhiều.
Giải pháp cho điện áp không ổn định: Thường thì các hộ gia đình Việt Nam sử dụng điện áp vào khoảng 220V nên sẽ phù hợp với các dòng nhập khẩu châu Âu. Tuy nhiên với các dòng Nhật Bản thì nên lắp thêm ổn áp để nguồn điện cung cấp cho bếp duy trì ổn định.
Mẹo: Khi mua sắm bếp từ, bạn xem trước thông số kỹ thuật của bếp xem cần điện áp bao nhiêu và kiểm tra xem nhà mình là bao nhiêu, liệu có phù hợp hay không.
Giải pháp cho công tắc bộ chọn lỗi: Thử kiểm tra xem bộ chọn có lỗi hay không bằng cách thay thế một cái mới hoặc thay tạm thời một cái đang hoạt động vào, miễn là chúng có cùng kích thước. Nếu công tắc bị lỗi thật thì việc này sẽ giúp bạn khắc phục sự cố bếp từ không nóng.
Giải pháp cho nồi nấu không phù hợp: Trước khi mua nồi mới, bạn có thể dùng nam châm để thử xem các loại nồi ở nhà mình có phải là nồi nhiễm từ hay không. Khi thấy nam châm hút vào phần đáy nồi thì là có thể sử dụng được. Nếu không thì việc mua một bộ nồi từ mới sẽ phù hợp và tiết kiệm thời gian, công sức hơn.
Mẹo: Nếu dưới đáy nồi có ký hiệu bếp từ như hình dưới đây thì đó là loại chuyên dùng cho bếp từ.
Giải pháp cho lỗi linh kiện bên trong: Đây là vấn đề kỹ thuật nên Bep365 không khuyến khích việc tự sửa chữa bếp từ tại nhà nếu không có kiến thức chuyên môn về bếp hoặc không được đào tạo bài bản. Bởi việc này chỉ tăng nguy hiểm cho bản thân và gia đình bạn, ngoài ra, còn khiến bếp từ hỏng nặng thêm và khó sửa chữa. Bạn nên liên hệ đến Trung tâm bảo hành để được nhân viên kỹ thuật hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!
Liên hệ ngay với Bep365 thông qua Hotline trực tuyến 24/7 để được hỗ trợ sửa bếp từ không nóng với mức giá ưu đãi và hợp lý!