Tủ lạnh hiện là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình dùng để lưu trữ và bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm đều có thể bảo quản trong tủ lạnh. Dưới đây là 12 loại thực phẩm không nên để trong tủ lạnh. Bep365.vn xin được chia sẻ thông tin nhỏ nhưng hữu ích giúp bạn bảo vệ sức khỏe gia đình tốt hơn qua bài viết dưới đây.
1.Tác hại của việc để đồ ăn quá lâu trong tủ lạnh.
Tủ lạnh dùng để bảo quản đồ ăn, tuy nhiên nên bảo quản trong thời gian bao lâu và tác hại của việc để đồ ăn quá lâu trong tủ lạnh như thế nào? Cùng Bep365 tìm hiểu nhé.
Có rất nhiều người lầm tưởng về cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. Trong đó có những suy nghĩ, thực phẩm để trong môi trường lạnh sâu thì vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, điều này là sai bởi vì ở môi trường lạnh, các vi khuẩn chỉ bị ức chế sự phát triển chứ không mất đi và sẽ hoạt động trở lại khi có cơ hội. Bên cạnh đó, thực phẩm để quá lâu trong tủ lạnh sẽ sinh hoạt chất nitrit, đây là một chất không có lợi với sức khỏe con người, nếu hàm lượng quá cao và hấp thụ trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe gia đình.
Chí vì vậy, dù là thực phẩm gì, bạn cũng không nên để quá lâu trong tủ lạnh nhé. Nên lưu trữ vừa đủ trong thời gian vài ngày để đảm bảo độ tươi ngon cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả gia đình.
2. Loại thực phẩm không nên để quá lâu trong tủ lạnh
Thực phẩm nào không nên để quá lâu trong tủ lạnh? Dưới đây là 12 thực phẩm nên tránh, mời các bạn cùng tham khảo!
2.1. Khoai tây.
Thứ nhất là khoai tây. Khoa học chứng minh, khoai tây khi bảo quản ở môi trường lạnh, tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường, dưỡng chất sẽ bị mất đi khá nhiều. Chính vì vậy, khoai tây được khuyến cáo không cần bảo quản trong môi trường lạnh , tốt hơn hết nên để khoai tây ở nơi thoáng mát, không cho vào túi buộc kín, tránh ánh nắng mặt trời, tránh nơi ẩm ướt. Tuy nhiên, thì khoai tây cũng rất dễ mọc mầm, khi đó sẽ sinh độc tố không tốt cho sức khỏe người dùng, do đó tuyệt đối không ăn khoai tây đã mọc mầm, tốt hơn hết hãy bảo quản tốt và sử dụng trong khoảng 3 ngày.
2.2. Trứng.
Trứng là thực phẩm hầu như gia đình nào cũng tích trữ. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thực phẩm được khuyến cáo không nên để quá lâu trong tủ lạnh.
Ở nhiệt độ bình thường, để nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời, bạn cũng có thể bảo quản trứng trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường có thói quen bảo quản trứng trong tủ lạnh, điều này cũng không sai nhưng cần lưu ý bảo quản đúng cách. Trứng khi mua về, rửa sạch, để khô sau đó thấm lại bằng khăn giấy để đảm bảo khô hoàn toàn. Sau đó xếp vào hộp đựng trứng rồi để ngăn mát tủ lạnh, nên sử dụng ngay sau khi bỏ ra khỏi tủ và sử dụng trong 1-2 tuần để đảm bảo độ tươi ngon.
2.3. Rau.
Tủ lạnh nào cũng có thiết kế ngăn chứa trau riêng biệt, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm sau khi bảo quản rau trong tủ lạnh.
- Rau khi mua về, nếu chưa sử dụng ngay, bạn không nên rửa, chỉ sơ chế, cắt gốc, tỉa bớt phần lá bị hư, sau đó phân loại cho vào túi zip hoặc túi nilon. Có thể dùng khăn mềm hoặc khăn giấy thấm khô để bảo quản được lâu hơn. Sau đó sắp xếp vào ngăn được thiết kế để chứa rau.
- Khi bỏ ra khỏi tủ lạnh, rửa sạch và nên sử dụng ngay để đảm bảo độ tươi ngon và dưỡng chất.
- Lưu ý không tích trữ quá nhiều trong thời gian quá lâu gây hư hỏng lãng phí, bên cạnh đó gây biến đổi chất, không có lợi cho sức khỏe người dùng.
- Với các loại rau xanh, nên bảo quản vừa đủ để sử dụng trong vòng 2-3 ngày. Với các loại củ có thể 3-5 ngày.
2.4. Đồ ăn nóng.
Đồ ăn khi còn nóng không nên cho ngay vào tủ lạnh bởi các lý do sau đây:
- Thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm đồ ăn bạn chế biến bị biến chất, hao hụt dinh dưỡng, có thể phát sinh vi khuẩn không tốt cho sức khỏe nếu sử dụng thường xuyên.
- Gây ảnh hưởng không tốt tới tủ lạnh. Khi bạn cho đồ ăn nóng vào tủ lạnh, mô tơ trong tủ lạnh sẽ phải khởi động lại để điều chỉnh nhiệt độ, về lâu dài sẽ giảm tuổi thọ của tủ lạnh và gây lãng phí năng lượng.
- Lời khuyên đưa ra là thực phẩm khi chế biến xong, nếu chưa sử dụng ngay, bạn nên để nguội hẳn, sau đó đậy nắp rồi cho vô ngăn mát hay ngăn đá tùy thuộc mục đích bảo quản của bạn.
2.5. Cơm.
Thói quen của rất nhiều người là tích trữ cơm nguội trong tủ lạnh. Điều này là tốt vì tránh gây lãng phí, tuy nhiên bảo quản như thế nào và trong thời gian bao lâu, một số điều cần lưu ý như sau:
- Cơm khi nấu chín nếu không sử dụng hết, mở nắp để cơm nguội hoàn toàn, sau đó cho vào hộp đựng thực phẩm, bảo quản trong ngăn mát.
Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên, cơm sau khi sử dụng không hết cần phải được bảo quản trong 1 giờ đồng hồ sau đó. Thêm nữa, chỉ nên bảo quản cơm đó và sử dụng trong vòng 24 giờ để đảm bảo không bị mất chất, biến đổi chất.
>> Tham khảo: Cách chọn hộp đựng thực phẩm trong tủ lạnh
2.6. Mật ong.
Có rất nhiều ý kiến trái chiều trong việc bảo quản mật ong. Nên bảo quản trong tủ lạnh hay ngoài nhiệt độ phòng thì phù hợp? Mật ong hoàn toàn có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát trong thời gian khá lâu nếu đúng cách.
Không nên bảo quản trong tủ lạnh bởi ở môi trường lạnh, mật ong sẽ bị lắng tụ lượng đường phía dưới đáy, rất khó sử dụng và có thể ảnh hưởng tới chất lượng của mật ong.
2.7. Cà tím.
Chắc khá nhiều người ngạc nhiên vì sao không bảo quản cà tím trong tủ lạnh, rất nhiều lầm tưởng bảo quản cà tím trong tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn tuy nhiên các chuyên gia chỉ ra rằng, môi trường tốt nhất, lý tưởng nhất giúp cà tím được tươi ngon lâu hơn chính là ở môi trường thoáng mát bên ngoài chứ không phải trong tủ lạnh, các bạn lưu ý có thể bảo quản tốt nhất nhé.
2.8. Dưa hấu.
Tủ lạnh là nơi khá an toàn để bảo quản thực phẩm, tuy nhiên với mỗi loại thực phẩm cũng cần lưu ý cách bảo quản sao cho phù hợp. Đối với dưa hấu, nếu đã bổ và sắt miếng, không sử dụng hết hoặc muốn làm lạnh để ăn ngon miệng hơn, bạn hãy xếp vào hộp bảo quản thực phẩm, để ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong ngày để đảm bảo giữ nguyên dưỡng chất và độ tươi ngon.
2.9. Bơ
Quả bơ khi mua về đa phần còn cứng, chưa chín, nếu để trong tủ lạnh, bơ sẽ không chín được. Chính vì vậy, thay vì để bơ trong tủ lạnh, bạn chỉ cần để nơi thoáng mát, không bọc kín, để bơ chín tự nhiên và sử dụng ngay khi chín là phù hợp nhất. Tuy nhiên khi bơ chín, nếu chưa sử dụng tới ngay bạn có thể cho vào hộp đựng thực phẩm và bảo quản bơ trong tủ lạnh trong thời gian 2-3 ngày.
2.10. Cà Phê.
Cà phê có tính hút, khử mùi cao, vì vậy nếu để một lượng nhỏ trong tủ lạnh với mục đích khử mùi cho tủ lạnh thì rất tốt. Tuy nhiên, nếu bảo quản tủ lạnh để sử dụng thì không nên bởi đặc tính hút mùi của cà phê sẽ làm lẫn các loại mùi thức ăn trong tủ lạnh vào bột cà phê, ảnh hưởng đến chất lượng và vị ngon của cà phê.
2.11. Nước mắm.
Một trong những loại gia vị không được để trong tủ lạnh là nước mắm. Ở môi trường lạnh, muối sẽ bị kết tủa phía dưới đáy chai, phần nước mắm phía trên sẽ bị chuyển màu sẫm, khi đó đam amin sẽ bị phân hủy, chất lượng nước mắm sẽ giảm sút. Chưa kể, nếu nắp đậy không kín sẽ gây mùi khắp tủ lạnh. Vì thế nước mắm chỉ bảo quản ở nhiệt độ phòng, tuyệt đối không để trong tủ lạnh.
2.12. Dầu ăn.
Dầu ăn là một trong 12 loại thực phẩm không nên để trong tủ lạnh, mà chỉ nên bảo quản trong ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. Không để dầu ăn trong tủ lạnh vì sẽ khiến dầu ăn bị đặc lại, khó sử dụng.
>>> Trên đây là 12 loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình sử dụng tủ lạnh và bảo quản thực phẩm.